Sản phẩm và Dịch VụTin tức

Không gian làm việc chung kích thích sáng tạo như thế nào?

Cách đây một vài năm, trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông về một cuốn sách do tôi chắp bút và xuất bản, trong lúc đặt câu hỏi, người phóng viên đã vô tình khơi gợi lên một vài điều mà tâm trí tôi thường xuyên nghĩ về. Đó là câu chuyện về hàng loạt nhân viên rất hiếm khi làm việc tại văn phòng, mà thay vào đó họ thường xuyên đến các không gian làm việc chung. Một người trong số đó chia sẻ với tôi rằng “Chỉ khi làm việc tại những nơi không gian mở, tôi mới có thể tập trung được. Đó là lý do tại sao tôi sở hữu một thẻ thành viên VIP tại khu vực làm việc chung phía Đông thành phố.” Tại thời điểm đó, có khá nhiều người người ủng hộ việc hạn chế làm việc tại văn phòng riêng. Bởi vì sau tất cả, Co-working space vẫn là mô hình văn phòng làm việc được quan tâm nhất trong cộng đồng kinh doanh.

Gần đây, tôi quay trở lại nghiên cứu về tác động của âm thanh đối với não bộ để tìm ra nguyên lý làm việc của con người. Từ những nghiên cứu ưu tiên, chúng tôi nhận ra rằng vấn đề đầu tiên của người làm việc với không gian mở hoặc chỗ ngồi linh hoạt là tránh được những tiếng ồn và sự xao nhãng không mong muốn. Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy rằng tiếng ồn không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự mất tập trung, mà phần nhiều thuộc về bản thân người làm ra nó. Thật vậy, có thể bạn tự nhận thấy một vài âm thanh trêu đùa trong văn phòng với mức độ vừa phải có thể làm tăng khả năng sáng tạo trong công việc của chúng ta, miễn là chúng ta không bị kéo vào cuộc trò chuyện. Thay vì cứ quá yên tĩnh, thì một môi trường làm việc có một ít tiếng ồn xung quanh là một không gian rất lý tưởng để sáng tạo. Đó là lý do tại sao bạn làm việc, tập trung tốt hơn tại các quán coffee, nhưng lại không thể tập trung làm việc ở các văn phòng ồn ào.

Một nghiên cứu nữa đã được công bố trong tạp chí nghiên cứu người tiêu dùng, cuộc nghiên cứu đã tìm ra mức độ phù hợp của tiếng ồn mà chúng sẽ kích thích não bộ suy nghĩ một cách sáng tạo hơn. Theo nhà nghiên cứu Ravi Mehta thuộc Trường Đại Học Illinois Urbana, Champaign, cô ta đã làm những cuộc khảo sát các mức độ khác nhau của tiếng ồn với nhiều đối tượng tham gia khi cho họ hoàn thành những bài kiểm tra để đánh giá mức độ tư duy sáng tạo. Những người tham gia sẽ được chia ngẫu nhiên thành 4 nhóm, tất cả mọi người sẽ được yêu cầu hoàn tất bài kiểm tra cảm nhận từ xa (một phương pháp đã được sử dụng trong phán đoán tư duy sáng tạo bằng việc đặt câu hỏi cho thí sinh để tìm ra mối quan hệ giữa một loạt các từ đó, như là thoáng qua, xuất hiện không liên quan). Tùy vào các nhóm, những người tham gia sẽ được tiếp xúc với các mức độ tiếng ồn khác nhau từ mức độ hoàn toàn im lặng đến 50dB, 70dB, và 85dB. Điểm khác biệt giữa hầu hết các nhóm đã được thống kê không mấy đáng kể. Tuy nhiên những người tham gia trong nhóm 70dB (những người tiếp xúc với mức độ tiếng ồn tương tự như âm thanh trò truyện trong một quan coffee) tỏ ra vượt trội hơn so với các nhóm khác, kể cả những tác động là nhỏ, điều này cũng có thể cho thấy được rằng suy nghĩ sáng tạo của chúng ta không có sự khác biệt nhiều về việc phản ứng lại những môi trường hoàn toàn yên tĩnh và môi trường ở mức độ 85dB (tương đương với âm thanh của xe xử lý rác thải hoặc một chiếc mô tô phân khối lớn).

Nhưng kể cả những kết quả được nghiên cứu ở mức độ 70dB cũng cho thấy được rằng mức độ phù hợp của tiếng ồn xung quanh khi không quá ồn và cũng không quá im lặng đến tĩnh mịch, mức độ 70dB là một môi trường phù hợp để kích thích khả năng sáng tạo. Mức độ phù hợp của tiếng ồn giúp chúng ta thoát khỏi dòng suy nghĩ thông thường, đồng thời giúp mở rộng suy nghĩ, đưa ra được những ý tưởng mới nhưng hoàn toàn không làm mất đi sự tập trung. Đây là một dạng mô phỏng của sự “đãng trí nhất thời” và dường như là một trạng thái tối ưu cho các công việc yêu cầu tư duy sáng tạo cao. Như người viết yêu cầu “làm việc trong một môi trường tương đối ồn có thể kích thích não bộ suy nghĩ trừu tượng, từ đó sáng tạo ra nhiều ý tưởng tuyệt vời”.

Trong một nghiên cứu khác, nhà nghiên cứu đã sử dụng thiết bị đo điện não đồ để nghiên cứu sóng não bộ của người tham gia hoàn tất bài kiểm tra tư duy sáng tạo khi được tiếp xúc trong những môi trường âm thanh khác nhau trước đó. Nhà nghiên cứu đã nhận thấy sự thay đổi đáng kể về số liệu thống kê giữa số điểm của bài kiểm tra và số liệu nhất định của sóng não. Như trong một nghiên cứu trước đây, mức độ nhất định của âm thanh trắng chứng minh được âm thanh xung quanh rất lý tưởng cho một công việc sáng tạo.

Vậy tại sao đa số chúng ta lại có cảm giác gò bó khi ngồi làm việc trong văn phòng? Vấn đề đó có thể là trong môi trường văn phòng, chúng ta luôn bị kéo theo những câu chuyện xung quanh và tâm trí luôn bị gián đoạn mặc dù chúng ta luôn luôn cố gắng tập trung. Thực vậy, theo nguyên cứu của EEG đã nhận thấy rằng sự tương tác mặt đối mặt, các cuộc trò chuyện sẽ phá vỡ quá trình sáng tạo và có nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho công việc. Ngược lại, một không gian làm việc chung hoặc một quán coffee là một môi trường cung cấp cho bạn một mức độ âm thanh lý tưởng để dễ dàng tập trung hơn vào công việc.

Sau tất cả, đây là một kết quả của 1 cuộc nghiên cứu về không gian làm việc lý tưởng, không phải là sự yên tĩnh quá mức mà chính là môi trường tối ưu cho dòng suy nghĩ không có gián đoạn. Hãy tìm kiếm một không gian mà bạn có thể hòa mình vào trong đó, sống trọn trong từng thời điểm, đó có thể là chiến lược tốt nhất để bạn hoàn thành một công việc mang tính sáng tạo một cách hiệu quả.


David Burkus

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *